mắt, đòi bỏ nhà đi, làm cho ông phải cho người canh giữ cô ấy rất kỹ. Lần đó là lúc cậu gần thi tốt nghiệp, cậu nhớ không?
An gật đầu:
- Đó là lần ông ấy đuổi tôi ra khỏi nhà. Cũng nhờ bà Phủ ngăn lại và cũng vì lo cho Quỳnh nên tôi bấm bụng, chịu nhục ở lại đây…
Vừa giúp An chuẩn bị hành lý, Huệ lại dặn:
- Bà dặn em đừng để cho ông biết chuyện này. Hình như ông cũng không thích cậu dính líu bất cứ chuyện gì trong nhà này. Mà này, cậu…
Liễu Huệ định hỏi gì đó thì vừa lúc có tiếng quát tháo của Phủ Vệ bên ngoài, nên cô ngưng ngay, vừa đi ra vừa dặn:
- Khi nào sửa soạn xong cậu cứ đem đồ ra bờ sông, có chiếc ghe nhỏ đợi sẵn ở đó, chừng hai mươi phút sau thì em sẽ ra tới. Em đích thân đưa cậu đi.
An ái ngại:
- Đường xa, cô đi đâu có tiện?
Huệ cười:
- Đâu có sao. Em vốn là dân sông nước, lại quen địa hình vùng này như lòng bàn tay, cậu An không phải lo.
An vừa hồi hộp, vừa mừng vui. Bởi đây là lần đầu tiên sau hơn một tháng anh mới có dịp tới chỗ chôn cất Trúc Quỳnh. Hôm di quan Quỳnh đi, chẳng hiểu có ý gì mà Phủ Vệ đã quyết liệt ngăn cản không cho An đi theo. An đã tính liều mạng chống lại quyết định ấy, nhưng bà Phủ đã ngầm bảo An cố chịu đựng, và hôm nay An mới hiểu ý của bà mẹ tốt bụng đó. Bà đã ngầm bố trí cho An chuyển tới sống hẳn ở điền trang, và như thế là bất cứ phút giây nào anh cũng ở bên cạnh Quỳnh mà chẳng làm phiền lòng ai. Cũng chính bà đã ngầm vận động cho An chuyển về dạy ở ngôi trường gần điền trang, để anh không phải vất vả đi về trường cũ quá xa xôi. Dẫu sao thì An cũng cảm ơn và được an ủi là trong gia đình Phủ Vệ vẫn còn có những người không tệ bạc.
- Cậu An ơi!
Nghe tiếng gọi khẽ của Liễu Huệ ngoài cửa sổ, An bước ra và hiểu là có chuyện, An hỏi nhanh:
- Có gì trục trặc chăng?
Huệ đưa một gói giấy nhỏ, bảo:
- Ai gửi cái này cho cậu mà để ở ngoài cửa phòng, em sợ ông thấy nên cầm ra đây cho cậu, vừa tiện báo cho cậu nên đi ra ngay, trong lúc ông đang có khách ở nhà trên.
An cầm gói giấy dán kín trên tay ngạc nhiên hỏi:
- Cái này của ai vậy?
Huệ gấp rút chạy đi trước, An đành phải xách va li chạy theo mà vẫn còn thắc mắc về vật cầm trên tay.
Mãi đến khi ghe đã rời bến rồi, anh mới hỏi:
- Cô nói ai gửi cho tôi cái này?
- Em không biết, hỏi bà thì bà cũng không biết. Cậu mở ra xem là cái gì?
An nhẹ tay mở ra và kinh ngạc:
- Cái áo cánh lụa màu vàng này là của… của Trúc Quỳnh.
Liễu Huệ xác nhận:
- Đúng là của cô Quỳnh! Nhưng lạ quá cậu An…
Huệ ngừng tay chèo, cầm lấy chiếc áo lụa nhìn kỹ:
- Chính tay em giúp bà mặc chiếc áo này cho cô Quỳnh hôm tẩm liệm cô ấy, mà sao bây giờ nó lại ở đây?
An run lên vì xúc động:
- Đúng là áo của Quỳnh rồi. Nó có hơi của cô ấy đây.
Liễu Huệ đưa trả chiếc áo lụa cho An vừa lẩm bẩm:
- Không lẽ…
An hỏi lại:
- Cô vừa nói gì?
- Dạ… không có gì.
Thật ra Huệ đang nghĩ đến điều mà cô cảm thấy nổi gai ốc cả người. Vốn người rất nhạy cảm, nên Huệ có lẽ cảm nhận được điều lạ trước hơn An. Cô lén nhìn An, đưa mắt dò xét… Thấy An ngây người ra, cô im lặng để không phá vỡ dòng suy tư của anh. Mãi khi ghe tới ngay một khúc sông rộng thì Huệ nhắc:
- Cậu An có nhớ lần mình đi về quê ngoại cô Quỳnh không? Khi đi ngang qua đây, cô Quỳnh đã đố cậu cái cây gie ra sông kia là cây gì, khi cậu trả lời đúng tên thì cô ấy giận cậu.
An cười gượng:
- Nhớ chớ. Đó là cây bần. Khi tôi nói tên cây và ví nó như mình thì Quỳnh giận ra mặt, cấm không cho tôi nói như vậy nữa. Mà cũng lạ, tôi nghèo, ví mình như cái cây mọc bơ vơ ven sông đó, sao Quỳnh lại cho tôi yếm thế, mỉa mai.
Liễu Huệ vẫn còn bênh cô chủ mình:
- Lúc nào cô cũng không muốn cậu mang mặc cảm giàu nghèo. Bởi dưới mắt cô, cậu đâu phải thầy giáo nghèo, đâu phải là người bị rẻ rúng.
An nhẹ lắc đầu:
- Thực tế là vậy rồi, chối bỏ làm gì!
Thấy An không vui, Liễu Huệ thôi không nói chuyện đó nữa, cô chuyển sang chuyện khác:
- Em hỏi thật liệu về sống ở điền trang này cậu chịu được bao lâu?
- Sống mãi ở đó.
- Đấy là cậu nói đó nhé! Không ai ép…
An sa sầm ngay nét mặt:
- Từ Iâu nay cô Huệ biết tính tôi. Đâu bao giờ tôi đùa giỡn với tình cảm dành cho Quỳnh. Xin cô tôn trọng cho.
Liễu Huệ hoảng hốt:
- Dạ không, em không có ý đó! Xin cậu…
An nghiêm giọng:
- Tôi sẽ ở với Quỳnh, kể cả khi cha mẹ cô ấy không cho nữa thì tôi vẫn tìm cách ở lại điền trang đó. Làm người quét lá, dọn vườn cũng được!
Huệ pha trò cho nhẹ bầu không khí:
- Em đang tính xin với ông bà về điền trang để ngày ngày được hầu hạ cô Quỳnh như khi cô còn sống, vậy chắc là không có việc làm rồi! Cậu An giành mất còn đâu!
An mải lý sự mà quên chiếc áo cánh còn trong tay, khi nhớ ra, anh đột nhiên hỏi:
- Huệ nhớ lại xem, có phải chiếc áo này đã cho vào áo quan?
Huệ gật đầu quả quyết:
- Chính tay em đưa cho bà và bà bảo em đặt lên ngực của cô Quỳnh, bởi khi sống cô ấy thích chiếc áo màu vàng này nhất, trong số bốn năm chiếc khác màu. Chẳng biết lý do gì… Em không thể lầm!
An muốn tiết lộ chính anh là người đã mua tặng cho Quỳnh chiếc áo này, và cũng là chiếc áo mà cô nàng luôn mặc mỗi sáng khi đứng nép bên rào tiễn anh đi dạy học.
- Thưa cậu…
Liễu Huệ định nói gì đó, nhưng lúc ấy An đang thẫn thờ đưa mắt nhìn ra xa, nên cô chỉ nhẹ thở dài im lặng…
Đến xế trưa hôm đó thì họ tới nơi. Khu điền trang này An mới đến lần đầu, nên khi vừa bước lên bờ, anh đã hỏi:
- Mộ của Quỳnh chôn ở đâu?
- Ngay cạnh ngôi nhà kia. Tuy nhiên vừa đi đường xa đến, cậu không nên ra mộ ngay. Vả lại cậu còn ở đây lâu dài mà, lo gì…
An rất nôn nóng muốn gặp lại người yêu, nên mặc cho Huệ nói, anh hấp tấp đưa hành lý vào nhà rồi bảo Huệ:
- Cô giúp tôi thu xếp chỗ. Tôi ra ngoài một chút.
Không cần hỏi thêm, An bước đi như chạy, nhầm hướng sau nhà. Và anh tìm được khu nghĩa trang gia đình, gồm bốn ngôi mộ nằm quây quần nhau. Trong số đó, mộ của Trúc Quỳnh mới xây nổi bật giữa thảm cỏ xanh rì.
Hôm đi an táng Quỳnh, An bị cấm không cho theo, nhưng sao lạ quá, trên mộ bia của nàng có đôi dòng chữ màu đỏ được viết khác hẳn với những chữ chạm khắc thông thường. Mà những chữ này lại chính là câu thơ của chính An tặng cho Quỳnh cách nay đã lâu! Chẳng lẽ cha mẹ Quỳnh cho viết lên đây?
An đưa tay sờ lên hai dòng chữ thì… từng chữ một dính theo tay anh xóa mất mấy chữ.
- Không!
An rụt tay về và cảm giác như tay mình buốt lạnh, và màu đỏ kia chẳng khác màu máu!
- Có ai đó vừa viết những chữ này?
An chưa biết hỏi ai thì đã có giọng của Liễu Huệ:
- Đã nói rồi, cậu chưa khoẻ mà…
An quay lại hỏi ngay:
- Ai đã viết những dòng này lên bia?
Huệ ngạc nhiên:
- Chữ nào?
An quay lại chỉ, dòng chữ bị ngón tay anh xóa vừa rồi đã… hiện trở lại như trước đó, không thiếu một nét!
Không tin vào mắt mình, anh ghé sát mắt vào nhìn, vừa định gí tay vào lần nữa, nhưng lại sợ chữ bị biến đi.
Huệ thấy lạ liền hỏi:
- Chuyện gì vậy cậu An?
- Cô có biết ai viết hai dòng chữ màu đỏ này lên bia không?
Liễu Huệ bước đến gần xem kỹ, rồi lắc đầu:<
Trang:
[<] 1,[2],
3,
4,
6 [>]Đến trang: