Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, Nguyễn Hiến Lê là một trong vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuật. Trong đời cầm bút của mình trước khi mất, ông đã xuất bản được 100 bộ sách, về nhiều lĩnh vực: Văn học, Ngôn ngữ học, Triết học, Tiểu luận phê bình, Giáo dục, Gương danh nhân, Du kí, dịch tiểu thuyết…..Do thành quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được nhiều người trân trọng. Những năm 60, 70 chính quyền Sài Gòn đã tặng ông “ Giải thường văn chương toàn quốc “, “ Giải tuyên dương sự nghiệp văn học “, với một ngân phiếu lớn ( tương đương mấy chục lượng vàng ). Ông đã công khai từ chối với lý do “ Dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả không dự giải.
Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn học Việt Nam. Năm 1980 ông về ẩn cư ở Long Xuyên, rồi bệnh mất ngày 22/12/1984 tại Sài Gòn hỏa thiêu ở Thủ Đức, hưởng thọ 72 tuổi.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông:
Lịch sử thế giới, Đông Kinh nghĩa thục, Bán đảo Ả Rập, Văn minh Ả Rập, Sử Trung Quốc, Nguồn gốc văn minh……Đại cương văn học Sử Trung Quốc, Văn hocï hiện đại Trung Quốc, Cổ văn Trung Quốc, Hương sắc trong vườn văn, Luyện văn, Sử kí Tư Mã Thiên, Chiến Quốc Sách, Tô Đông Pha.Đại cương triết học Trung Quốc, Mạnh Tử, Liệt Tử và Dương Tử, Nhà giáo họ Khổng, Để hiểu văn phạm, Khảo luân về ngữ pháp Việt Nam, Gương danh nhân, Gương hi sinh, Gương kiên nhẫn, Ý chí sắt đá, Gương phụ nữ, Những cuộc đời ngoại hạng, Tìm hiểu con chúng ta, Thế hệ ngày mai…..
Kể từ năm 1975 đến năm mất (1984 ) ông viết thêm được trên 20 tác phẩm dài hơi ( phần lớn về Trung Quốc học ) như : Mặc học, Hàn Phi Tử, Trang Tử, Kinh Dịch, Đạo của người quân tử, Hồi kí… Tuân tử, Gogol, Chekhov,và một tác phẩm lớn về Sử Trung Quốc.
( Theo Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam-NXBKHXH )
LỜI NÓI ĐẦU
Tôi viết tập này chủ ý để hướng dẫn các bạn muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, Tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách xử thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là đạo dịch, Đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa.
Vì vậy tôi bỏ bớt phần bói toán, huyền bí và rán trình bày một cách có hệ thống, sáng sủa tư tưởng của cố nhân.
Mặc dù vậy, sách vẫn khó đọc, và để cho đỡ tốn công, tôi xin có ít lới hướng dẫn dưới đây.
Việc đầu tiên là đọc bảng mục lục để biết qua nội dung của sách.
Sách gồm 2 phần:
- Phần 1: Giới thiệu, có 6 chương, từ I đến VI
- Phần 2: Kinh và truyện: Kinh thì tôi dịch tròn 64 quẻ, Truyện thì chỉ dịch hệ từ truyện.
Phần 1: + Chương I và II quan trọng bạn nên đọc kỷ.
+ Chương III đọc để nhớ và hiểu được ý nghĩa Kinh Dịch.
+ Chương IV rất quan trọng, nên đọc kỹ, chỗ nào không hiểu thì đánh dấu ở ngoài lề để sau coi lại.
+ Đọc xong Chương IV rồi, nên hãy tạm nhảy Chương V và VI mà đọc tiếp ngay bản dịch 64 quẻ trong Phần 2.
Mỗi ngày chỉ đọc 2, 3 quẻ thôi, Đọc kỹ cho hiểu. Đọc được độ mười quẻ thì những quẻ sau sẽ thấy dễ hiểu.
Chương IV giúp bạn hiểu 64 quẻ, Mà 64 quẻ cũng giúp bạn hiểu thêm Chương IV, vì vậy khi đọc xong 64 quẻ bạn nên thường tra lại Chương IV và khi đọc xong 64 quẻ, bạn nên coi lại Chương IV. Lúc đó bạn sẽ hiểu những chổ đã đánh dấu ở ngoài lề mà lần đầu tiên bạn chưa hiểu.
· Công việc đó xong rồi, bạn đọc kỹ Chương V và VI Phần 1, và lúc này bạn hiểu được ý nghĩa trong hai chương quan trọng đó, nhất là chương VI. Đọc lần đầu dù kỹ tới đâu cũng chưa gọi là hết, nhất là chưa nhớ được gì nhiều.
Nghĩ một thời gian, bạn nên đọc lại lần thứ nhì, lần này mau hơn lần trước.
Rồi lâu lâu bạn nên coi lại những chỗ bạn cho là quan trọng cần nhớ.
Muốn hiểu thêm Kinh Dịch, bạn nên tìm đọc những sách tôi đã giới thiệu trong cuốn này.
CÁCH TÌM MỘT QUẺ.
Mỗi quẻ có số thứ tự của nó trong kinh, thành phần và tên.
Ví dụ: Quẻ số thứ tự là 62, thành phần là Lôi ở trên, Sơn ở dưới, tên là Tiểu Quá.
- Nếu bạn chỉ biết số thứ tự là 62 thì tra ở bản mục lục, sẽ thấy ở trang 519 có quẻ 62, thành phần là Lôi Sơn tên là Tiểu Quá, số trang 427 có cả đại ý của quẻ nữa.
- Nếu bạn chỉ biết tên là Tiểu Quá thì tra ở bảng” Tên quẻ sắp theo AB “ trang 510, sẽ thấy Tiểu Quá, số thứ tự là 62, số trang là 427.
- Nếu bạn chỉ biết thành phần thì tra ở “ Đồ biểu 64 quẻ” trang 427, tìm Lôi ờ hàng ngang ( Thượng ), Sơn ở hàng dọc ( Hạ ), rồi từ Lôi kéo dọc xuống, từ sơn kéo ngang qua, sẽ gặp tiểu Quá, số thứ tự là 62, số trang là 427.
NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH
NGUỒN GỐC.
Một sách bói mà thành một sách triết.
Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch.
Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, sau kinh Thi và kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó – tức bát quái – thì có thể sớm hơn và cuối đời Aân, 1.200 năm trước Tạy lịch.
Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong 1000 năm, từ Văn Vương Nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết. Từ Tây Hán đến nay, trên 2000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý iêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc.
Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải của Lão gia, và Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương ( Thương vụ ấn thư quán ) gọi nó là tá`c phẩm chung của một phái, phái dịch học, mà những người trong phái gồm những triết gia xu hướng khác nhau.
Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số, đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số bác học phương Tây như C.G Jung tâm lý gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker ( Pháp ) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con người, coi nó là một phương pháp phân tâm học.
Điều kỳ dị nhất là cả môn “ dịch học ” đó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền ― tượng trưng cho dương, một vạch đứt – tượng trưng cho âm, hai vạch đ1o chồng lên nhau, đổi chổ lẫn nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lên nhau thành 64 hình mới: lục thập tứ quái. Dùng 64 hình này, người trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm của họ về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời, dưới đất, những luất thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường nàgy như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống, xử thế…
Các ông “ Thánh “ Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương T6ay ngạc nhiên và có người Aâu ( J.Lavier ) đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học.
Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch.
Truyền thuyết về Kinh Dịch.
Những truyền thuyết đó nhiều khi mâu thuẫn, vô lý, như huyền thoại, nhưng vì có nhiều người tin chắc hoặc đành phải chấp nhận vì không có thuyết nào hơn cho nên chúng ta cần biết qua, chứ đi sâu thì theo tôi chỉ mất thì giờ vô ích.
1. Truyền thuyết vua Phục Hi tạo ra bát quái:
Theo Từ Hải thì Phục Hi còn có tên là Bào Hi, Tháo Hạo…là một trong ba ông vua thời tái Cổ. Hai ông kia là Toại Nhân, Thần Nông. Phục Hi dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra bát quái và thư khế ( văn tự, khế ước )
Không hiểu Phục Hi ở thế kỷ nào có sách nói là thế kỷ 43, có sách nói là thế kỷ 34 trước Tây Lịch ông làm vua được 115 năm, truyền được 15 đời, rồi tới đời Toại Nhân dạy dân dùi cây hay cọ hai miếng gỗ với nhau mà lấy lữa, Thần Nông dạy dân làm ruộng. ( 1 )
Như vậy thì Phục Hi không phải là một tên người ( cũng như Sào Thị, Toại Thị, Thần Nông Thị ), chỉ là t6en người đời sau đặt ra để tượng trưng một thời đại, thời đại dân tộc Trung Hoa còn ăn lông ở lỗ, sống bằng săn bắn hái lượm, chưa có văn tự được muôn ghi chép việc gì thì dùng cách buột nút ( kết thằng ) hoặc lấy đá nhọn gạch những vạch lên một khúc cây như một số dân tộc lạc hậu hiện nay còn sống thưa thớt ở giữa Phi Châu, úc Châu, Nam Mỹ Châu.
Nói bát quái có từ thời đó cách thời chúng ta năm sáu ngàn năm, thì nó chỉ có thể là những vạch để đánh dấu cho dễ nhớ, như những con số thôi, chứ không có gì khác ( chúng tôi sẽ trở lại điểm này ở đoạn sau ).
( 1 ) Theo W.eberhard trong Histoire de la Chine, Tr.38 ( Payot 1952 ) thì vào khoảng 450 tr.T.L. Hoàng Đế còn là một vị thần trong một miền của tỉnh Sơn tây, sau có một nhà nho nào đùó đưa vị thần đó làm ông vua đầu tiên của dân tộc Trung Hoa, và một lãnh chúa tự nhận mình là dòng dõi của Hoàng đế để tỏ rằng tổ tiên mình còn cao quí hơn tổ tiên nhà Chu, mình cũng xứng đáng làm thiên tử. Do đó, lần đầu Hoàng Đế được hầu hết các quí tộc Trung Hoa kể cả nhà Chu thờ làm thủy tổ.
Đã có ông thủy tổ rồi thì phải kiếm thêm hoặc làm thêm một vài ba vị vua khác như Toại Nhân, Thần Nông, Phục Hi,… thành hệ thống tam hoàng ngũ đế, nhưng mỗi nhà sắp đặt một khác, cho nên hiện nay có
Hai thuyết về tam hoàng:
a) Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng.
b) Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế
Hai thuyết về ngũ đế:
a) Thái Hiệu, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc.
b) Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuêyn Húc. Đó chỉ là một giả thuyết của Eberhard, nhưng cho ta hiểu được tại sao Khổng Tử 9 551 – 479 ) không nói đến Hoàng đe:á ở thời ông Hoàng Đế chỉ là một vị thần nhỏ ở miền Sơn tây thôi.
2. Hà đồ, Lạc Thư
Nhưng Phục Hi phỏng theo cái gì mà vẽ ra bát quái và vẽ để làm gì? Bộ sách đầu tiên nói đến điểm này chính là Kinh Dịch. Có hai chỗ nói tới:
a) Thiên Hệ từ thượng truyện – Chương 11:
“…. Ở sông Hà hiện ra bức đồ, ở sông Lạc hiện ra trang chữ, thánh nhân phỏng theo” ( Hà Xuất Đồ, Lạc Xuất Thư, Thánh Nhân Tác Chi ).
Tuy đoạn đó không nói rõ, nhưng đặt nó vào toàn thiên thì phải hiểu rằng Phục Hi phỏng theo bức đồ hiện ở sông Đà, trang chữ hiện ra ở Sông Lạc để vạch ra bát quái.
b) Thiên hệ từ hạ truyện, Chương 2 chép rõ hơn:
“ Ngày xưa họ bào Hi ( tức Phục Hi ) cai trị thiên hạ, ngửng lên xem các hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất ( của từng miền ), gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái, để thông suốt cái đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật ( Cổ giả Bào – có người đọc là BAO- Hi thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn dữ thiên địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư thị thủy tác bát quái dĩ thông thần minh chi đức, dĩ loại vạn vật chi tình ).
Như vậy là ngay trong Kinh Dịch đã có hai thuyết mâu thuẫn nhau rồi, Aâu Dương Tư, một văn hào đời Bắc Tống đã vạch ra chỗ mâu thuẫn đó trong tập Dịch Đồng Tử Vấn. Đại ý ông bảo: đoạn trên ( chương 11 thượng truyện ) nói rằng bát quái là do trời sai long mã ở sông Hà đội lên mà giao cho Phục Hi, không phải là do người làm ra ( phi nhân chi sở vi, thị thiên chi sở giáng dã ), đoạn dưới ( chương 2 hạ truyện ) lại bảo bát quái là do người làm ( Phục Hi xem các hiện tượng trên trời dứơi đất mà vạch ra ), bức đồ hiện ra trên sông Hà không dự gì tới ( thị nhân chi sở vi, hà đồ bát dự yên ), vậy thì biết tin thuyết nào?
Câu “ hà xuất đô, Lạc xuất thư, thánh nhân đắc chi” dẫn trên lại mù mờ nữa, vì chữ thánh nhân đó không rõ là ai, một ông thánh hay nhiều ông thánh ?
Có nhiều người hiểu là 2 ông thánh. Phục Hi và vua Vũ nhà Hạ ( 2.205 – 2.197 ).
Do đó phát sinh ra tới 4 thuyết:
- Phục Hi xem xét hiện tượng trên trời mà vạch ra bát quái ( người đời sau gọi là tiên thiên bát quái ).
- Phục Hi phỏng theo hà Đồ ( bức đồ hiện ở sông hà ) mà vạch ra bát quái.
- Phục Hi phỏng theo hà Đồ lẫn Lạc Thư ( trang chữ xuất hiện ở sông Lạc ) mà vạch ra bát quái, Hà Đồ và lạc Thư vậy là cùng xuất hiện trong đời Phục Hi ( thuyết này của Du Diễm đời tống ).
- Lạc Thư không xuất hiện ở đời Phục Hi mà xuất hiện trong đời Vũ nhà Hạ, nghĩa là khoảng một hai ngàn năm sau, và vua Vũ phỏng theo nó để vạch ra bát quái ( người đời sau gọi là hậu thiên bát quái ). Bát quái này cũng y hệt bát quái trên, chỉ có vị trí các hình thức là khác thôi ( tôi sẽ xét trong một đoạn sau ) và để đặt ra Cửu trù hồng phạm, tức chín loại qui phạm lớn của trời đất, nói cho dễ hiểu là chín phương pháp đễ cai trị thiên hạ. Nhưng Cửu trù hồng phạm chẳng liên quan gì tới Kinh dịch cả.
Về Hà Đồ, truyền thuyết bảo rằng đời Phục Hi có một con Long mã 9 loài ngựa thần, hình thù như con rồng mình xanh lục có vằn đỏ, xuất hiện trên sông Hoàng Hà, đội một bản đồ, bản đồ đó là sách mệnh trời ban cho Phục Hi để trị thiên hạ. Những đời sau mỗi khi có thánh vương xuất hiện như đời vua Nghiêu, vua Thuấn….đều được trời ban cho hà Đồ.
Còn về Lạc Thư thì trong khi vua Vũ trị thủy, thấy một con rùa thần cũng do trời sai xuống xuất hiện lên ở sông lạc – một chi nhánh của Sông Hoàng Hà – trên lưng có những nét đếm từ 1 – 9
Thuyết Hà Đồ chắc khá phổ biến ở đời Chu, chính Khổng Tử cũng tin. Luận Ngữ; Thiên Tử hản, bài 8, ông than thở với môn đồ: “ Chim phượng chẳng đến, bức đồ chẳng hiện trên sông ( Hoàng ) hà, ta hết hy vọng rồi” . ( Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù!” Chim Phụng và Hà Đồ mà xuất hiện là điềm thánh vương ra đời, Khổng Tử không thấy hai vật đó, cho rằng thánh vương không ra đời, đạo của ông không sao thi hành được. Có thể ông cũng tin rằng đời Phục Hi có hà Đồ xuất hiện, còn như ông có cho rằng Phục Hi phỏng theo hà đồ mà vạch ra bát quái hay không thì không có gì làm chắc ( trong một chương sau, chúng tôi sẽ chỉ rõ hệ từ truyện thượng và hạ không phải của ông viết).
Hình hà Đồ và Lạc Thư hồi mới xuất hiện ra sao, không ai biết. Người ta bảo nó mất từ thế kỷ thứ VII trước TL. ( nghĩa là trước thời Khổng Tử hơn 100 năm 0, mãi tới thời Hán Vũ Đế 9 140-86 ) tức 5 thế kỷ sau, một người cháu đời thứ 12 của Khổng Tử, là Không An Quốc, một học giả, đại thần của Vũ Đế không hiểu căn cứ vào đâu để lập 2 hình đó, truyền lại đời sau, rồi lại mãi đến đời Tống Huy Tôn ( 1101 – 1125) khoảng 12 thế kỷ sau Không an Quốc, hai hình đó mới được in trên sách ( 1 ) như chúng ta đã thấy dưới đây.
Cả trên hai hình đó ( gọi chung là tắt đồ thư ), những vòng tròn trắng đều là số dương 9 (lẻ ), những vòn tròn đen đều là số âm ( chẵn ).
- Trên hình hà Đồ, hàng a và b, mỗi hàng có 5 vòng đen, công với nhau thành 10, 10 là số âm.
Chúng ta nhận thấy có những số lẻ: 1,3,5,7,9 cộng lại là 25, và những số chẵn: 2, 4, 6, 8 cộng cả lại là 30.
Cộng 25 ( lẻ ) với 30 ( chẵn ) được 55
( 1 ) theo James Legge trong The L Ching – dover Publications New York ( Second Edition ) P.15
- Trên hình Lạc Thư, có những số lẻ: 1,3,5,7,9 cộng cả lại là 25, y như Hà Đồ, còn số chẵn thì chỉ có 2,4 ,6, 8 cộng lại là 20
Cộng 25 ( lẻ ) và 20 ( chẵn ) được 45.
Những vòng tròn ( có người gọi là nét ) trên Lạc Thư được bố trí trên mình con rùa thần như sau: đầu đội chín, dưới một hai vai ( hay 2 chân trước ) 2 và 4, hai chân sau 6 và 8, giữa lưng 5.
Chúng tôi xin độc giả để ý: long mã là một con vật trong huyền thoại, con rùa thần mà mang trên lưng những vòng tròn đen trắng như vậy cũng là một huyền thoại nữa! Sao 2 hình đó giống nhau thế: Số dương ( lẻ ) đều là 25, ở giữa đều có số 5, những vòng tròn y hệt nhau mà sao hình bên phải không gọi là đồ như hình bên trái, lại gọi là thư, nhất là so sánh những hình đó với hình bát quái thì dù có giàu tưởng tượng tới mấy cũng không thể bảo rằng bát quái phỏng theo 2 hình đó được.
Điều này cũng đáng để ý nữa. Trên hình Lạc Thư, đếm từ trái qua phải ta thấy:
- hàng trên có những số: 4 ( vòng đen ), 9 ( vòng trắng ), 2 ( vòng đen ).
- Hàng giữa có những số: 3 ( vòng trắng ), 5 ( vòng trắng ), 6 ( vòng đen 0.
Ta thử sắp những con số đó thành một hình vuông như dưới đây ( gọi là hình ma phương ).
4 | 9 | 2 |
3 | 5 | 7 |
8 | 6 | 6 |
Rồi cộng những số theo hàng ngang:
Hàng trên : 4 = 9 + 2 : 15
Hàng giữa : 3 + 5 + 7 : 15
Hàng dưới : 8 + 1 + 6 : 15
Cộng theo hàng dọc:
Hàng bên trái: 4 + 3 + 8 : 15
Hàng giữa : 9 + 5 + 1 : 15
Hàng bên phải: 2 + 7 + 6 : 15
Cộng theo hai đường chéo của hình vuông cũng được 4 + 5 + 6 : 15 và 2 + 5 + 8 : 15
Hình vuông kỳ dị đó, người phương Tây cũng đã tìm thấy từ thời cổ, dùng nó để làm bùa, cho nên gọi nó là ma phương.
Trong thiên nhiên đâu có hình như vậy, phải là do ốc sáng tạo của loài người.
Rõ ràng là Khổng An Quốc hay một người nào khác đã bịa ra để cố giảng vũ trụ bằng những con số, tạo nên môn tượng số học cực kỳ huyền bí.
Do đó mà đời sau có người lớn tiếng mắng Khổng an Quốc là kẻ có tội năng nhất với thánh nhân ( ám chỉ Khổng Tử, cụ tổ 12 đời của Khổng An Quốc ), đã làm cho Kinh Dịch mất ý nghĩa triết lý sâu xa đi mà biến nó thành một tác phẩm vô ý nghĩa. Thực ra, người đầu tiên có tội là kẻ viết Chương 9 hệ từ thượng truyện kia ( coi phần dịch ở sau . Không An Quốc đã căn cứ vào đó chứ không hoàn toàn bịa ra.
Nhưng bị người này mắng thì lại được người khác khen là có công với Dịch học, làm cho ý nghĩa Kinh dịch thêm phong phú và Kinh Dịch nhờ đó một phần đã thành một kỳ thư.
Ýù kiến một số học giả ngày nay.
Thuyết Phục Hi phỏng theo Hà Đồ, Lạc Thư mà vạch bát quái nhất định là không thể tin được, mà thuyết ông xem xét các hình tượng trên trời, các phép tắc dưới đất, các văn vẻ của chim muông thì cũng rất khó chấp nhận.
Từ đầu thế kỷ đến nay, người ta đã đào được ở An Dương ( tỉnh Hà Nam ngày nay ) hằng vạn hằng ức giáp cốt (mai, yếm rùa và xương vai, xương chậu của trâu, bò, ngựa,…) đời Thương ( 1766-1401 ), trên thấy khắc nhiều quẻ bói.
Đây là một quẻ trích trong cuốn East Asia- The Great tradition ( Morden Asia éditions – Tokyo 1962 ).
Ba chữ bên trái là : ba chữ ở giữa là : , hai chữ bên phải là :, hai chữ ở dưới cũng là :.
Ý nghĩa là : Ngày Tân mão hỏi quỉ thần ( bói ) : ngày hôm nay, ngày Tân, cũng mưa hay không mưa ?
Chúng ta thấy, chữ thời nay còn phảng phất như chữ thời đó, nhất là những chữ :
Nhưng trên những giáp cốt đó và cả trên những đồng thời Thương, tuyệt nhiên không thấy hình bát quái. Sự thực là từ đời Thương về trước chưa có bát quái. Người đời Thươngchỉ mới biết lối bói bằng yếm rùa gọi là bốc, người ta lấy yếm chứ không phải mai con rùa ( vì yếm mềm hơn, dễ nứt hơn mai ), dùng mũi nhọn đâm vào những chỗ lõm, rồi hơ trên lửa những chỗ lõm đó nứt ra, rồi tùy vết nứt có hình ra sao mà đoán quẻ tốt hay xấu.
Cuối đời Aân hay qua đời Chu người ta mới tìm được cách bói bằng cỏ thi ( Tiếng khoa học gọi là Achillea sibirica ),một thứ cây nhỏ cao khoảng một thước như cây cúc, có hoa trắng hoặc hồng nhạt. Cách bói đó gọi là phệ và dùng bát quái mà đoán, giản dị hơn cách bói bằng yếm rùa, vì hình ( nét đứt ) trên yếm rùa đã không có hạn lại khó biện giải, còn những quẻ và hào trong phép bói bằng cỏ thi đã có hạn, lại dưới mỗi quẻ, mỗi hào có lời đoán sẵn, nhất định, khi bói gặp quẻ nào, hào nào, cứ theo lời đoán sẵn đó mà suy luận, công việc dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy mà phép đó mới đầu gọi là dị : dễ dàng. Chữ dị này với chữ dịch ( biến dịch ) là một. Về sau, không biết từ thời nào mới gọi là dịch.
Theo thuyết đó của Dư Vĩnh Lương trong tập san Nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ của Trung Ương nghiên cứu viện ( Phùng Hữu Lan dẫn trong Trung Quốc Triết học sử – chương 15 ), thì bát quái chỉ có thể xuất hiện ttrong đời Aân, từ cuối đời Thương đến đầu đời Chu, và bát quái tạo ra chỉ để bói.
Lại còn một thuyết mới nữa của Trần Thực Am trong tập Tiểu Học thức tự Giáo bản do Nghiêm Linh Phong dẫn trong tập Dịch học Tân luận ( Chính trung thư cục ấn hành- Đài Bắc 1971 ). Trần Thực Am cho rằng bát quái chỉ là những con số thời xưa Trung Hoa chưa dùng thập tiến pháp ( numération décimale ) , chưa đếm đến mười chỉ có 7 số thôi, tức chỉ dùng thất tiến pháp :
Số 7 ngược lại với số 1 và địa vị của nó như địa vị số 10 trong thập tiến pháp, còn quẻ
ngược lại với quẻ số 2 , là số mấy thì tôi không biết. (1)
(1) : So sánh thuyết này với thuyết của Libnitz ở sau.
Họ Trần còn bảo vì dùng thất tiến pháp cho nên thời đó gọi bảy ngày là một tuần, cúng người mới chết thì 7 tuần tức 49 ngày gọi là mãn thất; từ đời Aân, đời Chu trở đi mới dùng thập tiến pháp, và truy niệm người chết khi được 10 tuần ( mỗi tuần 10 ngày) tức 100 ngày. Đời sau, người Trung Hoa truy niệm theo cả hai cách đó.
Thuyết này mới quá, ngược lại với thuyết trên- vì nếu vậy thì bát quái phải có từ đời Thương, trở về trước, sao không thấy trên các giáp cốt ? Vả lại nếu hình trên giáp cốt chúng tôi đã sao lại ở trang trên đúng là ở đời Thương thì đời đó, người Trung Hoa đã biết kết hợp thập can ( giáp, ất, bính, đinh,…., quí ) với thập nhị chi ( tí, sửu, dần, mão,…., hợi ) để chỉ ngày,tháng và năm thì lẽ nào lại không biết đến thập tiến pháp ? Vì những lẽ đó mà chúng tôi chưa dám tin Trần Thực Am.
Do lưỡng nghi thành Tứ tượng rồi thành Bát quái
Tóm lại, Bát quái do ai tạo ra, từ thời nào, tới nay vẫn còn là một bí mật, sau này cũng không chắc gì tìm ra được manh mối.
Bây giờ chúng ta cứ hãy tạm cho rằng nó có trước đời Văn Vương nhà Chu ( thế kỷ XII tr. T.L ) và do một hay nhiều bộ óc siêu quần vô danh nào đó dùng hai vạch liền và đứt chồng lên nhau, thay đổi lẫn nhau mà tạo nên.
Trong Đại Cương Triết Học Trung Quốc- Thượng – tr.451, chúng tôi đã chỉ một cách chồng cách vạch trích trong Kinh thế chỉ yếu của Sái Trầm.
Dưới đây là một cách nữa.
Mới đầu chỉ có lưỡng nghi là dương ( vạch liền ) và âm ( vạch đứt ) (1)
Chúng ta lấy dương chồng lên dương rồilấy âm chồng lên dương, được hai hình tượng : |
Như vậy được bốn hình tượng gọi là tứ tượng.
Tứ tượng có tên là thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm.
Chúng tôi theo Vũ Đồng gọi hình 1 là thái dương, hình 2 là thiếu dương, hình 3 là thái âm, hình 4 là thiếu âm, do lẽ chúng tôi đã dẫn trong Đại Cương Triết Học Trung Quốc- Thượng , tr.171, nhiều sách cho hình 4 là thiếu dương, hình 2 là thiếu âm.
Tứ tượng tượng trưng cho nhật, nguyệt, tinh, thần ( mặt trời, mặt trăng, định tinh và hành tinh ) (2)
Vì trong tập này chúng tôi chỉ chú trọng đến Bát quái, đến phần Triết học nên không xét về tứ tượng thuộc thiên văn học.
Sau cùng chúng ta lấy dương lần lượt chồng lên cả bốn hình trên, theo thứ tự 1,2,3,4 được : | Rồi lấy âm lần lượt chồng lên cũng cả bốn hình đó,theo thứ tự 3,4,1,2 được : |
(1) Vì là vạch đứt, khuyết ở giữa, cho nên hào âm cũng gọi là hào “hư” ( khuyết), hào dương ttrái lai gọi là hào “thực” ( đặc, dầy ).
(2) Thời xưa, người ta chưa biết mặt trăng là một vệ tinh của trái đất.
Như vậy được hết thảy 8 hình gọi là Bát quái, tám quẻ. Mỗi quẻ có 3 vạch gọi là 3 hào, xuất hiện lần lần từ dưới lên, ch